Ngày nay hệ thống barrier tự động đã được ứng dụng rộng rãi khắp các khu đô thị vì những ưu điểm vượt trội của chúng. Các trụ sở cơ quan, khu chung cư, trường học, bệnh viện, bãi giữ xe thông minh… đều ưu tiên lắp đặt thiết bị này để có thể thực hiện công việc kiểm soát phương tiện qua lại, đảm bảo an ninh trật tự được thực hiện tốt hơn. Có rất nhiều khách hàng liên hệ với chúng tôi để nhờ tư vấn về sản phẩm này. Tại bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình để có thể lắp đặt và đưa vào hoạt động một hệ thống barie tự động.
Chọn mua một hệ thống barie chất lượng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm cổng kiểm soát barie tự động với nhiều kiểu giá, kích thước và đặc biệt là với rất nhiều những mức giá khác nhau. Điều này khiến cho khách hàng vô cùng hoang mang trong việc chọn mua sản phẩm. Tuy nhiên barrier tự động là một sản phẩm mang tính đặc thù cao, chúng được lắp đặt ở ngoài trời chịu sự tác động của các điều kiện thời tiết bất lợi như: nắng, mưa…, lại là thiết bị ứng dụng công nghệ tự động. Nên chúng ta cần phải đảm bảo sở hữu một sản phẩm chất lượng, hoạt động bình thường trong thời gian sử dụng.
Vì thế chúng tôi khuyên khách hàng nên chọn lựa những điwạ chỉ uy tín để mua sản phẩm, đừng vì ham rẻ mà mua phải sản phẩm kém chất lượng. Điều này sẽ khiến bạn phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí hơn.
Các bước để lắp đặt một hệ thống barie
Như chúng ta đã biết cấu tạo của một hệ thống barie tự động vô cùng đơn giản. Chúng chỉ bao gồm một phần hộp đựng động cơ và phần thanh chắn. Tuy nhiên khi lắp đặt hệ thống này bạn vẫn phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật để hệ thống vận hành bình thường.
-
Xây dựng đế móng: để cổng kiểm soạt barie có thể đứng cố định tại vị trí, không bị ảnh hưởng của những tác động cơ học từ bên ngoài thì tạo cho nó một đé móng vứng chắc là hoàn toàn cần thiết. Việc thi công đế móng như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng địa hình để quyết định, một số công trình còn sử dụng hệ thống dây điện ngầm cho hệ thống nên sẽ kết hợp việc lắp dây diện ngầm cùng lúc với làm đế móng. Thông thường thì phần móng này sẽ được làm từ bê tông và sẽ có 4 bu lông để dựng barier vào đế.
-
Tiến hành đấu nối hệ thống với nguồn điện: để hệ thống có thể hoạt động thì chúng ta phải tiến hành đấu nối động cơ với nguồn điện. Sau khi nói với nguồn điện bạn có thể tự cài đặt lại tần số cho hệ điều khiển hoặc sử dụng cài đặt mặc định của hệ thống.
-
Thực hiện việc vận hành chạy thử: đây là một trong những bước quan trọng để có thể đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống. Trong quá trình vận hành thử nếu phát hiện ra sai sót hoặc điều gì không ưng ý bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nhân viên lắp đặt hỗ thợ sửa chữa ngay lập tức. Vì thế hãy chắc chắn rằng hệ thống của bạn vận hành tốt nhé. 14